Phương pháp nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học - Những điều sinh viên cần biết

14/01/2015 14:03:51

1. Quyền lợi của Sinh viên

- Sinh viên có cơ hội phát triển tiềm năng nghiên cứu khoa học,

- Nâng cao kiến thức và được tạo điều kiện để có thể phát huy khả năng tư duy, sức sáng tạo, tiếp cận nghiên cứu khoa học và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

- Biết cách thực hiện đề tài mang tính khoa học và chất lượng dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong khoa.

- Rèn luyện cho mình 1 tác phong làm việc tích cực, kỹ năng làm việc đội nhóm, kỹ năng thuyết trình và bảo vệ đề tài trước hội đồng, ….

- Đối với những đề tài đạt giải cao sẽ được phát triển và bồi dưỡng thêm để tham dự tiếp các giải nghiên cứu khoa học ở cấp thành và cấp bộ. Và sau đó sẽ được trường khen thưởng, cộng điểm vào kết quả học tập.

- Làm quen với quá trình bảo vệ đồ án tốt nghiệp, khoa luận tốt nghiệp sau này.

- Được hỗ trợ kinh phí thực hiện trên mỗi đề tài.

undefined

2. Nghĩa vụ của Sinh viên

- Đảm bảo thực hiện quản lý hoạt động NCKH theo đúng quy định của trường.

- Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng cho Giảng viên hướng dẫn về tình hình thực hiện, phát sinh đề tài của nhóm nghiên cứu.

- Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm thực hiện công trình nghiên cứu theo đúng quy định trình bày, đúng tiến độ và chất lượng, nội dung nghiên cứu đã đăng ký sau khi được duyệt cấp kinh phí thực hiện.

- Thực hiện nghiệm thu và dự thi các cấp.

- Sinh viên phải có tinh thần tự giác cao, có niềm đam mê, sáng tạo, đức tính trung thực, nghiêm túc và kiên trì.

- Phải đảm bảo hiểu rõ và nắm chắc đề tài. Từ đó, lên kế hoạch và phân công công việc thực hiện thật nghiêm túc

- Phải thường xuyên liên lạc với Giảng viên: trao đổi những vấn đề khó khăn mà nhóm gặp phải, những định hướng mới cho đề tài

- Tìm hiểu và tận dụng các hoạt động hỗ trợ SV NCKH: hội thảo NCKH SV cấp trường, kinh phí hỗ trợ thực hiện, giảng viên hướng dẫn, …

undefined

3. Các bước thực hiện đề tài NCKH

- Tìm kiếm ý tưởng và thành lập nhóm (hoặc xin đề tài từ các Giảng viên giảng dạy, Phòng nghiên cứu khoa học…)

- Phát triển ý tưởng thực hiện đề cương nghiên cứu, tìm kiếm GVHD và đăng ký tên đề tài.

- Xây dựng kế hoạch, đề cương thực hiện đề tài.

- Báo cáo đề cương nghiên cứu trước hội đồng khoa học khoa để duyệt và có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

- Thực hiện đề tài.

- Báo cáo tiến độ theo kế hoạch trước hội đồng khoa học cấp Khoa hoặc trường.

- Viết báo cáo và nghiệm thu đề tài

- Hoàn thiện, nộp báo cáo và sản phẩm lên Phòng khoa học công nghệ.

4. Tiêu chí đánh giá chất lượng của đề tài

- Tính mới hoặc tính cấp thiết

- Tính ứng dụng, tính khả thi hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội

- Tính khoa học trong phương pháp nghiên cứu, cách giải quyết vấn đề

- Tính trung thực trong việc tham khảo tài liệu và nội dung nghiên cứu

- Khả năng thực hiện đề tài, nghiệm thu đúng tiến độ, đúng nội dung đã đăng ký

Đức Mãnh

Article Other