Tin khoa học

Những độc tố nguy hiểm nhất với con người

18/10/2016 14:46:36

Botulinum, nọc độc rắn hay arsen (thạch tín) là những độc tố nguy hiểm với con người, có thể gây tử vong, ung thư hoặc phá hủy nội tạng.

1. Nọc độc rắn

Liều gây chết trung bình (LD50) của một chất độc là liều cần thiết để giết chết phân nửa số cá thể được dùng làm thí nghiệm trong một thời gian thí nghiệm cho trước. Độ độc càng cao thì trị số LD50 càng nhỏ.

Hầu hết các loại nọc rắn là hỗn hợp phức tạp của nhiều protein, thường là chất độc thần kinh với LD50 dưới 1mg/kg. Độc tố trong nọc rắn có thể tác động đến người hoặc động vật bị tấn công với nhiều tốc độ khác nhau. Với nọc rắn tác động chậm, người bị rắn cắn có thể còn thời gian để can thiệp đến vết thương. Trong khi đó, nọc rắn tác động nhanh có thể làm chết người một cách nhanh chóng.

 Độc tố trong nọc rắn có thể tác động đến người hoặc động vật bị tấn công với nhiều tốc độ khác nhau.
Độc tố trong nọc rắn có thể tác động đến người hoặc động vật bị tấn công với nhiều tốc độ khác nhau. (Ảnh minh họa: Flickr)

2. Arsen (Thạch tín)

Lượng LD50 của arsen là khoảng 13 mg/kg. Arsen và hợp chất của nó là những chất độc mạnh, được phân loại là độc và nguy hiểm cho môi trường.

Arsen và các hợp chất arsen vô cơ thường được dùng để sản xuất thuốc diệt cỏ, chất bảo quản gỗ và ứng dụng trong ngành công nghiệp luyện kim. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chúng được xếp vào nhóm chất hóa học nguy hiểm và gây ung thư ở người tại các cơ quan như da, phổi hay bàng quang. Khi sử dụng nước nhiễm arsen, chất độc này sẽ tích tụ trong cơ thể, gây hại nhiều hệ cơ quan và ung thư, trong đó phổ biến nhất là ung thư da.

3. Thủy ngân

Thủy ngân rất độc, có thể gây chết người khi bị nhiễm độc qua đường hô hấp. Độc tính của thủy ngân phụ phục thuộc dạng thủy ngân liên quan trong từng trường hợp. Hợp chất thủy ngân hữu cơ và vô cơ có tác động khác nhau và LD50 của chúng cũng khác nhau. Thủy ngân ở dạng lỏng thường ít độc hơn. Các hợp chất hoặc thủy ngân dạng hơi rất độc, là nguyên nhân gây tổn thương não và gan nếu con người tiếp xúc, hít thở hoặc ăn phải.

4. Polonium-210

Polonium-210 là một chất có độc tính cao hiếm gặp ngoài phạm vi khoa học và quân sự. Một lượng bột Po-210 có khối lượng nhỏ hơn một gram có thể gây tử vong cho người. Nghiên cứu do Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe Anh thực hiện vào năm 2007 cho thấy một khi Po-210 xâm nhập vào máu của một người thì khả năng cứu sống người đó gần như bằng không. Đây là chất đã làm thiệt mạng cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko hồi năm 2006 tại London.

Thủy ngân và arsen có thể khiến người thiệt mạng thông qua quá trình tiếp xúc của kim loại với cơ thể. Trong khi đó, polonium gây chết người bằng cách phóng xạ hạt anpha với năng lượng lớn đủ để phá hủy các cơ quan nội tạng, tế bào.

Polonium-210 là một chất có độc tính cao hiếm gặp ngoài phạm vi khoa học và quân sự. Một lượng bột Po-210 có khối lượng nhỏ hơn một gram có thể gây tử vong cho người.
Là một trong hơn 20 đồng vị của Polonium, Po-210 được coi là là một trong những chất hiếm trên thế giới. (Ảnh: EPA)

5. Độc tố Botulinum

Có 8 loại độc tố botulinum, đặt tên theo thứ tự chữ cái từ A đến H, được phát hiện cho đến nay. Stephon Arnon và các đồng nghiệp thuộc Sở Y tế Công Cộng California tại Sacramento, bang California, Mỹ, phát hiện độc tố botulinum thứ 8 hồi cuối năm ngoái.

Botulinum H là một loại protein được sinh ra từ vi khuẩn Clostridium botulinum. Với độc tố cực mạnh, Botulinum H được cho là chất độc nguy hiểm nhất đối với con người, chỉ cần một mũi tiêm với liều lượng 2 nanogram hoặc hít phải 13 nanogram có độc tố botulinum cũng có thể giết chết một người trưởng thành.

Một số botulinum được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm (bao gồm có trong botox). Trong trường hợp độc tố botulinum, LD50 của nó là 5 nanogram/kg.

Botulinum H là một loại protein được sinh ra từ vi khuẩn Clostridium botulinum. Với độc tố cực mạnh, Botulinum H được cho là chất độc nguy hiểm nhất đối với con người, chỉ cần một mũi tiêm với liều lượng 2 nanogram hoặc hít phải 13 nanogram có độc tố botulinum cũng có thể giết chết một người trưởng thành. Liều lượng không gây chết người khi được tiêm vào chuột có thể làm tê liệt các chi bị tổn thương trong khoảng một tháng.

6. Ricin

Ricin là một loại chất độc gây chết người có trong nhiều thực vật, đặc biệt là thầu dầu. Chất độc này có thể được trích xuất và sử dụng như một vũ khí hủy diệt trên quy mô lớn. Việc nhai hoặc nuốt ricin gần như luôn dẫn đến tử vong.

Ricin là một loại chất độc gây chết người có trong nhiều thực vật, đặc biệt là thầu dầu. Chất độc này có thể được trích xuất và sử dụng như một vũ khí hủy diệt trên quy mô lớn. Việc nhai hoặc nuốt ricin gần như luôn dẫn đến tử vong.
Ảnh: LoLWot.

7. Chất độc ở ếch phi tiêu

Chất độc trên cơ thể ếch phi tiêu sống trong rừng mưa nhiệt đới đủ mạnh để dễ dàng giết chết một người đàn ông trưởng thành. Ếch phi tiêu trữ chất độc trong cơ thể và chỉ qua một lần chạm, chất độc này sẽ lan truyền đến hệ thần kinh của nạn nhân.

Ricin là một loại chất độc gây chết người có trong nhiều thực vật, đặc biệt là thầu dầu. Chất độc này có thể được trích xuất và sử dụng như một vũ khí hủy diệt trên quy mô lớn. Việc nhai hoặc nuốt ricin gần như luôn dẫn đến tử vong.
Ảnh: LoLWot.

8. Sarin

Trong ảnh là cấu trúc phân tử dạng 3D của sarin, chất khí độc tác động lên hệ thần kinh, ra đời như một loại thuốc trừ sâu năm 1983. Tuy nhiên, nó từng được sử dụng trên con người trong cuộc chiến giữa Iran và Iraq năm 1980 - 1988 và ở Nhật Bản năm 1995. Triệu chứng nhiễm độc bao gồm sổ mũi, khó thở, và các nạn nhân thường rơi vào hôn mê.

Cấu trúc phân tử dạng 3D của sarin, chất khí độc tác động lên hệ thần kinh, ra đời như một loại thuốc trừ sâu năm 1983.
Ảnh: Wikipedia.

9. Tetrodotoxin

Tetrodotoxin làm tắc nghẽn các dây thần kinh trong cơ thể, ngăn cản sự thay đổi điện thế xảy ra ngang qua tế bào thần kinh. Chất độc này nằm trong cá nóc, gây liệt và tử vong trong vòng 6 tiếng sau khi hấp thụ.

Tetrodotoxin làm tắc nghẽn các dây thần kinh trong cơ thể, ngăn cản sự thay đổi điện thế xảy ra ngang qua tế bào thần kinh. Chất độc này nằm trong cá nóc, gây liệt và tử vong trong vòng 6 tiếng sau khi hấp thụ.
Ảnh: LoLWot.

10. Cyanua

Cyanua có lẽ là chất độc nổi tiếng nhất vì nó được dùng trong rất nhiều vụ tấn công khủng bố. Nếu một người hít hoặc hấp thụ cyanua qua đường tiêu hóa , người đó sẽ chết trong vòng 20 giây do ngạt thở.

Cyanua có lẽ là chất độc nổi tiếng nhất vì nó được dùng trong rất nhiều vụ tấn công khủng bố. Nếu một người hít hoặc hấp thụ cyanua qua đường tiêu hóa , người đó sẽ chết trong vòng 20 giây do ngạt thở.
Ảnh: LoLWot.

11. VX

VX là chất cực độc không được sử dụng cho mục đích nào khác ngoài chất độc thần kinh trong chiến tranh hóa học. Nó được Liên Hiệp Quốc phân loại là vũ khí hủy diệt hàng loạt. Việc sản xuất và tàng trữ VX bị cấm theo Công ước vũ khí hóa học năm 1993.

VX là chất cực độc không được sử dụng cho mục đích nào khác ngoài chất độc thần kinh trong chiến tranh hóa học. Nó được Liên Hiệp Quốc phân loại là vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Ảnh: LoLWot.

12. Strychhine

Strychhine là một chất độc không màu có vị đắng được tìm thấy trong hạt cây mã tiền và nhiều thực vật cùng họ. Chất độc này khiến tất cả cơ dọc cột sống co rút cùng lúc.

Strychhine là một chất độc không màu có vị đắng được tìm thấy trong hạt cây mã tiền và nhiều thực vật cùng họ. Chất độc này khiến tất cả cơ dọc cột sống co rút cùng lúc.
Ảnh: LoLWot.

13. Độc tính của vi khuẩn than

Chất độc gắn với vi khuẩn gây bệnh than có thể thâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp. Những triệu chứng đầu tiên giống cảm lạnh, cúm, và nạn nhân sẽ tử vong chỉ sau vài ngày.

Chất độc gắn với vi khuẩn gây bệnh than có thể thâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp. Những triệu chứng đầu tiên giống cảm lạnh, cúm, và nạn nhân sẽ tử vong chỉ sau vài ngày.
Ảnh: Wikipedia.

14. Amatoxin

Amatoxin được tìm thấy trong nhiều loại nấm. Chất độc này ảnh hưởng đến gan, có thể dẫn đến các bệnh hô hấp và hôn mê.

Amatoxin được tìm thấy trong nhiều loại nấm. Chất độc này ảnh hưởng đến gan, có thể dẫn đến các bệnh hô hấp và hôn mê.
Ảnh: LoLWot.

Nguồn: https://khoahoc.tv/5-doc-to-nguy-hiem-nhat-voi-con-nguoi-55131

 

Article Other